Ngày nay, bóng đá không chỉ là công cụ kiếm tiền của giới chủ mà còn là thứ ăn chơi xa xỉ để chứng minh độ giàu có của giới doanh nhân hay nhà tài phiệt.

Đương nhiên, giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh Ngoại Hạng Anh cũng cuốn theo dòng chảy đó khi thu hút sự đầu tư của hàng loạt đại gia.

Sau đây là Xếp hạng độ giàu có của tất cả ‘ông chủ’ của 20 CLB Ngoại Hạng Anh, theo thống kê từ trang Planet Football.

Ông chủ là một cá nhân hay cũng có thể là tổ chức.

1.Newcastle United – Quỹ đầu tư công Saudi (489 tỷ bảng)

Thái tử Bin Salman là chủ của Newcastle, cùng là người thừa kế ngai vàng Ả Rập Xê Út

Năm 2021, thế giới chấn động khi Qũy đầu tư công Ả Rập Xê Út mua lại Newcastle. Đây là quỹ của hoàng gia, mà đứng đầu là thái tử Bin Salman (cũng là người thừa kế ngai vàng đất nước có rất nhiều giàu mỏ này).

Đây là ông chủ giàu có nhất không chỉ riêng nước Anh mà còn trên toàn thế giới với tài sản ròng lên đến 489 tỷ bảng.

‘Chích Chòe’ không lập tức đổi đời mà chi tiêu bài bản để xây dựng nền tảng từ gốc nhưng vẫn chiêu mộ hàng loạt ngôi sao như Isak, Tonali hay Gordon…

Sau khi lọt Top 4 Ngoại Hạng Anh mùa trước thì Newcastle lại sa sút mùa này.

2. Manchester United – Gia đình Glazer và Jim Ratcliffe (22,1 tỷ bảng)

Giới chủ MU còn giàu hơn Man City

Năm 2005, nhà Glazer đã mua lại MU để dần trở thành cái gai trong mắt CLB này do thói keo kiệt, bủn xịn, coi ‘Qủy Đỏ’ là công cụ kiếm tiền nhiều hơn là giành thành công sân cỏ.

Nhờ tài thao lược của HLV huyền thoại Sir Alex Ferguson, MU cũng có những thành tích đáng khích lệ nhưng họ lại sa sút thảm hại kể từ khi ông nghỉ hưu.

Mới đây, vị doanh nhân giàu nhất nước Anh với 18,3 tỷ bảng là Jim Ratcliffe đã mua thành công 27% cổ phần MU, kết hợp với nhà Glazer, có tài sản 3,8 tỷ bảng, giúp MU vượt qua Man City để được sở hữu bởi ông chủ giàu thứ 2 Ngoại Hạng Anh với tổng là 22,1 tỷ bảng.

3. Manchester City – Tập đoàn Abu Dhabi United (17,4 tỷ bảng)

Sheikh Mansour rất được tôn trọng tại Man City nhờ túi tiền không đáy

Năm 2008, Man City đã ‘đổi đời’ khi được mua lại bởi Tập đoàn Abu Dhabi United. Tổ chức này được sở hữu bởi hoàng gia Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), mà đứng đầu là Sheikh Mansour, phó thủ tướng nước này.

Nhờ túi tiền không đáy của giới chủ, The Citizen đã chi rất nhiều tiền để mua hàng loạt ngôi sao và dần trở thành thế lực lớn tại châu Âu.

Sau rất nhiều thất bại cay đắng ở đấu trường châu lục, Man City đã giải cơn khát Champions League vào mùa trước.

4. Chelsea – Todd Boehly (12,5 tỷ bảng)

Boehly bạo chi không kém Abramovich nhưng không thể thành công

Năm 2022, Abramovich đã bán Chelsea cho Todd Boehly với giá 4,2 tỷ bảng, 100% số tiền này chảy vào chính phủ Anh do đòn trừng phạt nhằm vào giới doanh nhân được cho là hậu thuẫn Nga tấn công Ukraine.

Todd Boehly là ông chủ giàu có thứ 4 Ngoại Hạng Anh với 12,5 tỷ bảng. Dù rất chịu chi với hơn 1 tỷ bảng để mua cầu thủ nhưng thành tích của The Blues là rất kém cỏi.

5. Arsenal – Stan Kroenke (10,2 tỷ bảng)

Kroenke tỏ ra chịu chi hơn những năm gần đây

Ông chủ của Arsenal là Stan Kroenke, cũng như nhà Glazer, ông cũng từng chịu rất nhiều chỉ trích vì thói keo kiệt, bùn xỉn, coi CLB như công cụ kiếm tiền. Thành tích của họ cũng rất khiêm tốn.

Tình hình đã rất khác những năm gần đây, khi pháo thủ đã chi rất mạnh tay để mua hàng loạt ngôi sao. Phong độ cũng cải thiện rất nhiều, thậm chí, thầy trò HLV Arteta còn đang bay cao ở ngôi đầu Ngoại Hạng anh mùa này.

Stan Kroenke là ông chủ giàu thứ 5 giải đấu với tài sản 10,2 tỷ bảng.

6. Aston Villa – Wes Edens và Nassef Sawiris (9,4 tỷ bảng)

Cặp đôi chủ của Aston Villa sở hữu tổng cộng là 9,4 tỷ bảng

Nassef Sawiris đang sở hữu 55% cổ phần của Aston Villa, ông là doanh nhân người Ấn Độ, cũng là cổ đông của hãng thời trang nổi tiếng Adidas.

CLB này cũng được sở hữu bởi Wes Edens, vị doanh nhân người Mỹ cũng rất giàu có, tổng tài sản của 2 người là 9,4 tỷ bảng.

CLB chủ sân Villa Park đã chi tiêu rất mạnh gần đây với hàng loạt ngôi sao như Moussa Diaby, Pau Torres, Youri Tielemans và Nicolo Zaniolo…thành tích của họ là rất tích cực khi đang cạnh tranh Top 4.

7. Everton - 777 Partners (8 tỷ bảng)

Chủ của Everton còn giàu hơn đại kình địch Liverpool

Mới đây không lâu, Eveton đã được mua lại bởi 777 Partners, một công ty có trụ sở tại Mỹ với tài sản lên tới 8 tỷ bảng, xếp thứ 8 Ngoại Hạng Anh, thậm chí, còn trên cả đại kình địch Liverpool.

Rất nhiều người mập mờ về tổ chức này, nhưng nhà đồng sáng lập khẳng định: ‘’777 Partners có bản doanh tại Miami, chúng tôi là công ty điều hành thuần túy chứ không phải quỹ đầu tư tài chính’’.

Thương vụ mua lại đang bị điều tra bởi giới chức Anh dù đã chính thức được hoàn tất.

8. Liverpool – John W. Henry (7,7 tỷ bảng)

Bổ nhiệm Klopp là quyết định sáng suốt của ông chủ Liverpool Henry

Năm 2010, Fenway Sports Group (gọi tắt là FSC) đã mua lại Liverpool. Công ty này đang sở hữu tài sản 7,7 tỷ bảng, người đứng đầu là vị doanh nhân John W. Henry. Đây là ông chủ giàu thứ 8 Ngoại Hạng Anh.

Gặp rất nhiều khó khăn những ngày đầu tiếp quản như John W. Henry. Đã có quyết định cực kỳ đúng đắn năm 2015 là bổ nhiệm Klopp làm HLV trưởng.

CLB này đã nhanh chóng giành được thành công nhờ chính sách chuyển nhượng và làm bóng đá hiệu quả.

9. Fulham – Shahid Khan (6,2 tỷ bảng)

Ông chủ của Fulham là Shahid Khan có bộ ria mép rất đặc trưng

Fulham đang được sở hữu bởi Shahid Khan, vị doanh nhân có bộ ria mép cực kỳ đặc trưng này sở hữu khối tài sản lên tới 6,2 tỷ bảng, cao thứ 9 Ngoại Hạng Anh.

Ông không được quá yêu mến tại Cottagers do áp giá vé quá cao và chi tiêu rè sẻn, sẵn sàng bán trụ cột nếu được giá.

Fulham cũng trải qua rất nhiều thắng trầm trong thập kỷ vừa qua, có lúc chơi rất hay nhưng lại có lúc phải xuống hạng.

Dấu ấn lớn nhất của Shahid Khan tại CLB này là bổ nhiệm HLV Marco Silva.

10. West Ham – David Sullivan và Daniel Kretinsky (5,8 tỷ bảng)

West Ham chỉ là CLB tầm trung Ngoại Hạng Anh

West Ham đang được sở hữu bởi David Sullivan và Daniel Kretinsky, cặp đôi doanh nhân này sở hữu tổng tài sản 5,8 tỷ bảng.

Họ mua ‘Búa Tạ’ năm 2010 và nhanh chóng tạo dấu ấn với việc vượt qua hàng loạt CLB để sở hữu sân Olympic London. Mới đây, West Ham đã vô địch Cup C3, danh hiệu đầu tiên kể từ FA Cup 1080.

11. Wolves – Guo Guangchang, Liang Xinjun, Wang Qunbin (5,5 tỷ bảng)

Guo Guangchang lãi lớn sau khi mua Wolves

Ngoài Liang Xinjun và Wang Qunbin thì ông chỉ của Wolves là Guo Guangchang, người đã mua CLB năm 2016 với giá chỉ 45 triệu bảng, và giúp ‘Bầy Sói’ lên chơi tại Ngoại Hạng Anh.

3 vị đại gia trên sở hữu tổng công 5,5 tỷ bảng nhưng Wolves lại chi tiêu rất hạn chế.

Dù là người Trung Quốc nhưng họ lại ‘Bồ Đào Nha hóa Wolves’ và cũng thu lại ‘quả ngọt’ với thành tích tốt thời gian qua.

12. Tottenham – Joe Lewis và Daniel Levy (4,6 tỷ bảng)

Lewy là chủ tịch nhưng Lewis mới là ông chủ thật sự của Tottenham

Daniel Levy là chủ tịch của Tottenham nhưng Joe Lewis mới là người nắm giữ nhiều cổ phần nhất, gián tiếp qua tập đoàn ENIC ( với 70,6%).

Công ty này đã mua ‘Gà Trống’ năm 2001, dù Joe Lewis đã về hưu từ lâu sau bê bối trốn thuế nhưng đây vẫn là ông chủ thật sự của Tottenham.

Daniel Levy luôn phải ‘đứng mũi chịu sào’ do Tottenham chi tiêu hạn chế, liên tục trắng tay, bán nhiều trụ cột, nhưng nhiều người cho rằng người đứng sau mọi hoạt động của CLB này phải là Daniel Levy.

Cặp đôi trên sở hữu tổng công 4,6 tỷ bảng, cao thứ 12 Ngoại Hạng Anh.

13. Crystal Palace – John Textor, David Blitzer, Josh Harris, Steve Parish (4,3 tỷ bảng)

Crystal Palace của Steve Parish chỉ là CLB tầm trung Ngoại Hạng Anh

Steve Parish là chủ tịch Crystal Palace từ năm 2010 đến nay, trước đó, CLB này gặp khủng hoàng lớn về tài chính.

‘Đại Bàng’ lên chơi Ngoại Hạng Anh năm 2013, họ không có cửa đua tranh giành vé dự Cúp Châu Âu nhưng hiếm khi phải đua trụ hạng.

Crystal Palace đang được sở hữu bởi giới chủ giàu thứ 13 Ngoại Hạng Anh với 4,3 tỷ bảng.

14. Bournemouth – William P. Foley (1,3 tỷ bảng)

William P. Foley tiếp quản Bournemouth chưa lâu

William P. Foley là doanh nhân người Mỹ. Ông đã mua Bournemouth năm 2023 và lập tức tạo dấu ấn với việc giúp CLB này lội ngược dòng để trụ hạng.

William P. Foley đã gây tranh cãi khi sa thải Gary O'Neil để bổ nhiệm Andoni Iraola. Nhưng thành tích của họ vẫn rất tốt mùa này.

Ông chủ Bournemouth đang sở hữu 1,3 tỷ bảng, cao thứ 14 Ngoại Hạng Anh.

15. Brighton – Tony Bloom (1 tỷ bảng)

Tony Bloom đi lên từ đánh bạc

Tony Bloom kiếm được rất nhiều tiền từ đánh bạc. Bản thân ông cũng sở hữu 1 hãng tư vấn cá cược tiếng tăm.

Ông mua Brighton năm 2009 từ giải hạng dưới. Không nhưng giúp ‘Mòng Biển’ xây dựng sân Amex khan trang, mà ông còn đưa họ lên chơi Ngoại Hạng Anh.

Brighton là đội bóng trong mơ thuở nhỏ của Tony Bloom. Nhưng ông không có tham vọng đưa CLB này trở thành thế lực mà liên tục bán ngôi sao để kiếm lời (như Cucurella, Ben white, Mac Alisster hay Caicedo…).

Vị doanh nhân này đang sở hữu 1 tỷ bảng, là ông chủ giàu thứ 15 Ngoại Hạng Anh.

16. Nottingham Forest – Evangelos Marinakis (489 triệu bảng)

Nottingham của Evangelos Marinakis có nguy cơ xuống hạng sau khi bị trừ 4 điểm

Evangelos Marinakis chỉ là ông chủ giàu có thứ 16 Ngoại Hạng Anh với 489 triệu bảng, nhưng ngay sau khi Nottingham Forest lên hạng năm 2022, ông đã chi rất nhiều tiền để chiêu mộ hàng loạt cầu thủ chất lượng.

Điều đó giúp CLB này trụ hạng nhưng họ đang gặp rất nhiều khó khăn do vừa bị trừ 4 điểm vì gian lận tài chính.

17. Brentford – Matthew Benham (220 triệu bảng)

Brentford đã lột xác dưới tay Benham

Năm 2012, Matthew Benham đã mua CLB nhỏ bé Brentford. Mùa hè 2021, ‘Bầy ong’ đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên giành quyền lên chơi Ngoại Hạng Anh.

Họ thậm chí còn trụ lại ở giải đấu khắc nhiệt nhát hành tinh cho đến bây giờ. Cũng giống Brighton, Brentford đi theo chính sách phát triển tài năng trẻ rồi bán kiếm lời nhưng vẫn đảm bảo thành tích sân cỏ nhờ tài thao lược của HLV Thomas Frank.

18. Sheffield United – Abdullah bin Musaid Al Saud (158 triệu bảng)

Ông chủ của Sheffield là thành viên hoàng gia Ả Rập Xê Út

Abdullah bin Musaid Al Saud từng là tổng cục trưởng Thể Thao Ả Rập Xê Út, ông cũng là thành viên của hoàng gia nước này.

Năm 2019, ông đã mua thành công Sheffield, người sở hữu 158 triệu bảng, cao thứ 18 Ngoại Hạng Anh.

CLB này gần như chắc chắn sẽ phải chơi ở giải Hạng Nhất mùa tới.

19. Luton Town – David Wilkinson (25,8 triệu bảng)

Luton - CLB nhà nghèo của Ngoại Hạng Anh

Luton Town là CLB có tiềm lực hạn chế nhất Ngoại Hạng Anh mùa này. Ông chủ của họ là David Wilkinson cũng có tài sản rất khiêm tốn, với 25,8 triệu bảng, nghèo hơn rất nhiều cầu thủ còn đang chơi tại giải đấu như Salah, Rashford, Casemiro, Haaland….

Ông là một CĐV lâu năm của Luton, được bổ nhiệm làm chủ tịch năm 2018.

20. Burnley – Velocity Sports Partners  và Alan Pace (Không xác định được tài sản)

Giới truyền thông vẫn chưa xác định được chính xác tài sản của chủ Burnley, nhưng nhìn chung là khiêm tốn

Velocity Sports Partners (VSP) là chủ sở hữu của Burnley sau khi chi 170 triệu bảng để mua 84% CLB này năm 2020.

Công ty được đứng đầu bởi Alan Pace, là công ty con của tập đoàn mẹ ALK Capital.

Do rất kín tiếng nên đến giờ, giới truyền thông vẫn chưa xác định được tài sản của tổ chức này.

Mặc dù vây, do chi tiêu rất hạn chế, cùng quy lương khiêm tốn nên Burnley bị coi là ‘Nhà Nghèo’ tại Ngoại Hạng Anh, dường như họ đang trên con đường trở lại giải Hạng Nhất mùa tới.