Châu Á được coi là ‘vùng trũng’ của bóng đá thế giới do bất lợi về thể chất, tốc độ và tầm vóc. Tuy nhiên, vẫn có những cầu thủ tại đây tạo dấu ấn ở môi trường đỉnh cao.

Sau đây là BXH Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử châu Á dựa vào tài năng, phong độ, ảnh hưởng và thành tích.

10. Hong Myung Bo (Hàn Quốc)

Hong Myung-bo là cầu thủ ra sân nhiều nhất lịch sử ĐT Hàn Quốc

Hong Myung Bo là cầu thủ khoác áo ĐT Hàn Quốc nhiều nhất lịch sử với 136 lần. Trung vệ này là đội trưởng giúp đội bóng xứ sở kim chi vào giành hạng 4 World Cup 2002, anh cũng giành Qủa Bóng Đồng tại giải đấu năm đó (sau Oliver Kahn và Ronaldo De Lima).

Chạm đến đỉnh cao ở World Cup 2002 nhưng ở cấp CLB, Hong Myung Bo chỉ thi đấu đấu ở châu Á.

Không chỉ có kỹ năng phòng ngự chắc chắn, Hong Myung Bo còn có tầm nhìn tuyệt vời và chuyền bóng tốt. Anh là cầu thủ châu Á đầu tiên tham dự 4 kỳ World Cup liên tiếp.

9. Shinji Kagawa (Nhật Bản)

Kagawa rất thành công tại Dortmund

Shinji Kagawa từng là nhạc trưởng giúp Dortmund lật đổ Bayern Munich với 2 chức vô địch Bundesliga liên tiếp 2011 và 2012. Anh được đánh giá cao về kỹ thuật, sự sáng tạo và khả năng kiến thiết.

Tuy nhiên, tiền vệ này lại gây thất vọng tại MU do không thể thích nghi được với lối chơi thiên về thể chất và tốc độ tại Ngoại Hạng Anh.

Sau này, anh trở lại Dortmund nhưng phong độ không bao giờ trở lại phong độ đỉnh cao trước khi phiêu bạt hàng loạt CLB.

Shinji Kagawa có 97 trận khoác áo ĐT Nhật Bản, ghi 31 bàn thắng và có 20 kiến tạo, giành 1 danh hiệu là Asian Cup 2011.

8. Ali Daei (Iran)

Ali Daei từng là chân sút số một cấp độ quốc tế trước khi bị Ronaldo vượt qua

Ali Daei từng là chân sút số một lịch sử ở đấu trường quốc tế với 108 bàn thắng sau 148 trận cho ĐT Iran, trước khi bị Ronaldo vượt qua năm 2021.

Tiền đạo này có thể hình lý tưởng, thể lực mạnh mẽ và dứt điểm lợi hại. Tuy từng vô địch Bundesliga cùng Bayern Munich nhưng nhìn chung huyền thoại này không để lại nhiều dấu ấn tại Châu Âu.

Ali Daei là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á năm 1999.

7. Hidetoshi Nakata (Nhật Bản)

Nakata từng tạo dấu ấn ở Roma

Hidetoshi Nakata là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Nhật Bản nhờ kỹ thuật, sự sáng tạo và sút xa lợi hại.

Anh từng cùng Roma vô địch Serie A 2001, 3 lần lọt đề cử Qủa Bóng Vàng (1998, 1999 và 2001), 4 lần lọt đề cử cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1998, 1999, 2001 và 2002), 2 lần là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á (1997 và 1998).

Hidetoshi Nakata từng lọt danh sach ‘FIFA 100’ giành cho 125 cầu thủ xuất sắc nhất còn sống vào năm 2004.

Năm 2006, anh giải nghệ ở tuổi 29.

6. Kim Joo Sung (Hàn Quốc)

Kim Joo sung được mệnh danh là 'ngựa hoang'

Kim Joo Sung được bình chọn là cầu thủ xuất sắc thứ hai châu Á thế kỷ 20 của IFFHS, người nổi tiếng với kỹ thuật và tốc độ.

Anh có biệt danh là ‘Ngựa hoang’ do mái tóc dài đặc trưng, là người đầu tiên 3 lần là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á liên tiếp (1989,1990 và 1991)

Kim Joo Sung có vị trí sở trường là chạy cánh nhưng vẫn có thể chơi tiền vệ công. Anh từng giúp Hàn Quốc vô địch Asiad 1986, giành ngôi á quân Asian Cup 1988.

Anh cũng là cầu thủ xuất sắc nhất vòng loại World Cup 1990 khu vực châu Á sau khi giúp Hàn Quốc giành vé đến Ý với thành tích bất bại.

5. Keisuke Honda (Nhật Bản)

Honda từng là niềm tự hào của bóng đá Nhật Bản

Keisuke Honda luôn đặt tiêu chuẩn rất cao trong sự nghiệp và từng là niềm tự hào của bóng đá Nhật Bản. Anh có sự sáng tạo, lối chơi kỹ thuật và đặc biệt là rất lợi hại trong những tình huống cố định.

Keisuke Honda từng tạo dấu ấn mạnh mẽ tại CSKA, nhưng sự nghiệp lại sa sút kể từ khi gia nhập AC Milan trước khi phiêu bạt hàng loạt CLB.

Anh có 98 trận cho ĐT Nhật Bản, ghi 37 bàn thắng và có 23 kiến tạo, giành 1 danh hiệu là Asian Cup 2011, giải đấu anh cũng là cầu thủ xuất sắc nhất.

4. Park Ji Sung (Hàn Quốc)

Park Ji Sung là cầu thủ thành công nhất lịch sử châu Á

Park Ji Sung là cầu thủ châu Á giành nhiều thành công nhất lịch sử với 19 danh hiệu trong sự nghiệp, đa phần là ở châu Âu. Đỉnh cao là thời gian khoác áo MU, giành 4 chức vô địch Ngoại Hạng Anh và 1 Champions League 2008.

Tiền vệ này có thể lực mạnh mẽ, lối chơi bền bỉ và nhiệt huyết, nên được đặt biệt danh là ‘Người Ba phổi’.

Anh có 100 trận cho ĐT Hàn Quốc, ghi 14 bàn thắng và có 9 kiến tạo. Anh là trụ cột giúp đội bóng này giành hạng 4 World Cup 2002.

3. Paulino Alcantara (Philippines)

Paulino Alcantara từng chơi cho ĐT Phillipines

Paulino Alcantara được biết đến nhiều hơn là cầu thủ Tây Ban Nha, nhưng mẹ ông là người Phillippines, bản thân ông cũng từng chơi cho cả ĐT Catalonia, Phillipnes và Tây Ban Nha.

Ông ra mắt Barca khi mới 15 tuổi trước khi ghi tới 407 bàn thắng sau 405 trận cho CLB này.

Tuy nhiên, do nhiều giải đấu đã bị giải thể nên ông chỉ được ghi nhận là ghi 158 bàn thắng sau 399 trận cho Barca. Ông là chân sút thứ 7 lịch sử CLB này, xếp trên cả Rivaldo, Hristo Stoichkov và Samuel Eto'o.

Là tiền đạo xuất chúng nhưng Paulino Alcantara lại giải nghệ ở tuổi 31 để theo đuổi nghề bác sĩ.

2. Cha Bum-kun (Hàn Quốc)

Cha Bum-kun là cầu thủ vĩ đại nhất châu Á thế kỷ 20

Trước Park Ji Sung và Son Heung min, thì Cha Bum-kun là cầu thủ châu Á đầu tiên tạo ấn tượng mạnh tại châu Âu, cụ thể là Bundesliga với 98 bàn thắng sau 308 trận trong màu áo Frankfurt và Leverkusen.

Thậm chí, ông còn được bình chọn là cầu thủ vĩ đại nhất châu Á thế kỷ 20. Tiền đạo này có tốc độ tốt, lối chơi kỹ thuật và dứt điểm lợi hại.

Cha Bum-kun cũng là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử ĐT Hàn Quốc với 58 bàn thắng sau 136 trận.

Sau khi giải nghệ, ông mở một học viện đào tạo trẻ bóng đá tại quê nhà và theo đuổi nghiệp huấn luyện, thậm chí, ông còn là HLV của ĐT Hàn Quốc tham dự World Cup 1998.

1. Son Heung Min (Hàn Quốc)

Son Heung min được coi là cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử châu Á

Cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử châu Á được cho là Son Heung Min nhờ ấn tượng cực mạnh tại Ngoại Hạng Anh trong màu áo Tottenham.

Anh không giành được nhiều danh hiệu như Park Ji Sung nhưng lại tạo ảnh hưởng lớn hơn, thậm chí, còn đạt đến đẳng cấp thế giới, không thua kém nhiều với những ngôi sao hàng đầu nhờ kỹ thuật, xử lý bóng tốt bằng cả hai chân, khả năng tận dụng khoảng trống và dứt điểm lợi hại.

Son Heung Min đã chạm mốc trên 100 bàn thắng tại Ngoại Hạng Anh, thậm chí, còn là vua phá lưới giải đấu mùa 2022, cũng như trở thành đội trưởng của Tottenham, đó đều là những kỳ tích cho một cầu thủ đến từ ‘vùng trũng’ như châu Á.

Son Heung Min có 146 trận cho ĐT Hàn Quốc, ghi 46 bàn thắng và có 20 kiến tạo, tuy không giành được danh hiệu nào nhưng đã vô địch vô địch Asiad 2018 cùng đội U23.

Anh đã có 6 lần là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á, trong đó, có 4 năm liên tiếp từ 2019 đến 2022.